Tư duy đúng về thị trường vốn

Thị trường vốn đang đứng trước những thách thức để phát triển lên một tầm cấp mới. Nhưng nới như thế nào là cả một bài toán lớn.

TIN MỚI

DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Việt Anh – Chuyên gia tư vấn chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp xung quanh vấn đề này.

Tư duy đúng về thị trường vốn - Ảnh 1.

– Hiện có nhiều trăn trở về việc phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp, ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này, thưa ông?

Thị trường vốn Việt Nam năm 2020 đã có những bước phát triển nhất định. Trong đó, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 13,65%). Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 5.140 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% so với cuối năm 2019, tương đương 81,7% GDP ước tính năm 2020. Tổng dư nợ thị trường trái phiế́u năm 2020 đạt khoảng 45,2% GDP ước thực hiện năm 2020, tăng 17,6% so với cuối năm 2019, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là 15,1% GDP. Trái phiếu doanh nghiệp có sự dịch chuyển sang kỳ hạn 10 năm, cho thấy các doanh nghiệp đã dần chuyển dịch sang kênh huy động vốn từ thị trường trái phiếu.

Tư duy đúng về thị trường vốn - Ảnh 2.

“Thị trường vốn không chỉ là tiền mà còn là vốn sáng tạo, vốn con người, vốn thương hiệu… Tất cả đều sẽ quay trở lại tạo ra tiền”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nền kinh tế vẫn đang phụ thuộc lớn vào tín dụng với tỷ lệ trên 70%. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tín dụng ngân hàng, thì sẽ luôn tạo ra những hậu quả tín dụng xấu. Đó là hệ quả của chính sách phát triển thị trường tài chính chưa đủ tự do, thiếu cân đối. Một nền kinh tế quá dựa vào vốn ngân hàng – nơi có thể đẻ ra những nhóm lợi ích tìm kiếm đặc lợi, sẽ không chỉ tạo ra bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn trong xã hội mà còn có nguy cơ gây sụp đổ nền tài chính quốc gia.

Chúng ta cần phải tư duy rằng thị trường vốn không chỉ là tiền mà còn là thị trường của vốn sáng tạo, của bản quyền, của các sáng chế, của vốn con người, vốn uy tín, vốn thương hiệu…

– Vậy theo ông, cần làm gì để phát triển thị trường vốn tốt hơn?

Muốn thị trường vốn thực sự rộng mở, cân đối, tự do, bền vững, thì cần bắt đầu từ “nới” tư duy. Chúng ta cần tư duy rằng thị trường vốn không chỉ là tiền, mà còn là thị trường của vốn sáng tạo, của bản quyền, của các sáng chế, của vốn con người. Thị trường có đầy đủ các thành phần để tạo nên và hỗ trợ các giá trị tạo ra nguồn vốn như sự có mặt của các định chế xếp hạng tín nhiệm quốc tế, các tổ chức xếp hạng (vốn uy tín, thương hiệu), tư vấn phát triển doanh nghiệp, có sự tham gia sâu của khối tư nhân vào các lĩnh vực mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng… Tất cả những điều đó đều có thể là nguồn vốn, đều tạo ra tiền. Trong một thị trường mà Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất cả nước vẫn loay hoay không gỡ được vướng mắc công nghệ, thì chúng ta đừng vội nói đến công nghệ. Cũng như, trong một thị trường mà khái niệm bản quyền sáng chế chưa thể tạo ra tiền đúng giá trị, còn bị đánh cắp, bắt chước dễ dàng công khai, chất xám chưa được trả giá tương xứng… thì vốn còn mãi lệ thuộc vào các ngân hàng.

Chúng ta phải bảo vệ được sáng chế, phát minh; phải xây dựng được thị trường thương mại bằng sáng chế, phát minh thì mới khơi thông được nguồn vốn tri thức vô tận, thúc đẩy start-up thành công. Chỉ cần những quyết sách đúng là chúng ta sẽ có tất cả.

– Cần giải pháp nào giảm phụ thuộc vào tín dụng hơn, thưa ông?

Cách chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng ít phụ thuộc vào tín dụng hơn để xử lý các vấn đề dư nợ cao là phải tự do hoá được thị trường vốn, hoàn thiện và thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, vốn cổ phần. Và quan trọng là phải đảm bảo được mức tiền lương tăng nhanh hơn GDP danh nghĩa, và điều này chỉ có thể tự xảy ra khi thị trường lao động thu hẹp lại. Có nghĩa rằng khi công nghiệp hoá thành công thì sẽ kéo theo phần lớn lao động vào khu vực này cũng như lao động trong ngành dịch vụ công nghiệp, dịch vụ phẩm chất cao, thay vì lao động hiện hơn 70% vẫn chủ yếu là làm nghề tự do và nông nghiệp như hiện tại.

Trong một nền kinh tế mà các ngân hàng lớn có xu hướng thích phục vụ doanh nghiệp lớn hơn; một nền kinh tế chủ yếu là những doanh nghiệp siêu nhỏ thì quốc gia ấy sẽ không bao giờ trở nên hùng cường được. Cần có ngân hàng nhỏ cho doanh nghiệp nhỏ, người nhỏ chơi với nhau. Tất nhiên, nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng là bắt buộc.

– Xin cảm ơn ông!


Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin