Tuyến cáp quang VTS (Vietnam – Singapore Cable System) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore, dự kiến được khai thác từ 2027.
Tuyến cáp quang VTS, nối trực tiếp Việt Nam – Singapore, có thể đi vào hoạt động trong năm 2027. Ảnh: Adobe Stocks. |
Hiện nay, Việt Nam đang kết nối Internet quốc tế thông qua 5 tuyến cáp quang biển chính. Các doanh nghiệp viễn thông trong nước vẫn liên tục nâng cấp thêm đường truyền để tăng tốc độ, mở rộng băng thông và hạn chế rủi ro gián đoạn do sự cố. Viettel vừa công bố phát triển tuyến cáp quang biển quốc tế, kết hợp với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel).
Theo Viettel Solutions (Công ty đại diện Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội ký văn bản ghi nhớ với Singtel), hai bên sẽ xây dựng tuyến cáp kết nối Việt Nam – Singapore (VTS) với cấu hình 8 cặp sợi, trên công nghệ ghép bước sóng hiện đại. Trạm cập bờ của trục chính là Việt Nam và Singapore. Ngoài ra, tuyến cáp dự kiến có các nhánh cập bờ tại Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Theo kế hoạch, mạng lưới VTS sẽ chính thức được khai thác từ Quý II/2027.
Đây là một phần trong “Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với mục tiêu trở thành trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub), cáp quang quốc tế của Việt Nam được xác định là thành phần quan trọng trên hạ tầng số phải được đầu tư trước.
Bản đồ dự kiến của tuyến cáp VTS. Ảnh: Viettel Solutions. |
Theo chiến lược này, đến năm 2030, doanh nghiệp trong nước cần nâng tổng số cáp quang biển lên tối thiểu 15 tuyến với tổng dung lượng ít nhất đạt 334 Tbps. Đồng thời, phải có 2 tuyến cáp quang trên biển do Việt Nam làm chủ. Kế hoạch ưu tiên các tuyến cáp ngắn kết nối trực tiếp tới các Digital Hub lớn ở khu vực Châu Á.
Việt Nam hiện có 5 tuyến cáp quang biển quốc tế gồm AAG, AAE-1, APG, IA và SMW3, cập bờ tại 2 trạm ở Đà Nẵng và Vũng Tàu. Trong năm 2022 và các tháng đầu năm 2023, cả 5 tuyến cáp quang biển quốc tế này lần lượt gặp sự cố. Vấn đề này tác động đến chất lượng dịch vụ Internet, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ.
Theo kế hoạch, các nhà mạng lớn trong nước đang tham gia đầu tư, phát triển hai tuyến cáp có băng thông lớn gồm Asia Direct Cable (ADC) và The Asia Link Cable (ALC). Trong đó, ADC kết nối đến 3 Hub IP lớn nhất châu Á (Hong Kong, Nhật Bản, Singapore). Đường dây này sử dụng trạm cập bờ tại Quy Nhơn, có sự đóng góp của Viettel, VNPT.
Một tuyến khác được đầu tư lớn là The Asia Link Cable, liên hệ đến Hong Kong, Singapore. Giữa 2023, FPT Telecom công bố đầu tư vào hệ thống này. Trong khi đó, Viettel cho biết họ là nhà đầu tư Việt Nam đóng góp nhiều nhất cho ALC.
Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI
Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.
Cuốn sách Thời đại AI – Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.
Nhân viên NVIDIA giàu nhanh nhờ CEONhân viên NVIDIA sớm sẽ kiếm bộn tiền từ cổ phiếu nhờ quyết định tăng lương thưởng của công ty. |
Vì sao hệ thống PVOIL có thể khôi phục nhanh sau sự cố ransomware?Ngoài quy mô hệ thống không quá lớn, yếu tố quan trọng để PVOIL nhanh chóng khắc phục sự cố tấn công ransomware và khôi phục hoạt động chỉ sau vài ngày là nhờ có dữ liệu backup. |
Smartphone không độc hại như bạn tưởngĐừng đổ lỗi cho điện thoại. Chúng không phải nguyên nhân chính khiến con người trầm cảm, giảm sức tập trung và mất ngủ như cách truyền thông và các bài nghiên cứu thêu dệt. |