Theo tỷ phú Rockefeller, những người có thói quen này đều là những kẻ thua cuộc, không có ngoại lệ.
Từng sở hữu khối tài chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia vào năm 1916, tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại. Không chỉ là doanh nhân giỏi, John Davison Rockefeller Sr. còn là một người cha tuyệt vời. Trong suốt cuộc đời mình, “Vua dầu mỏ” đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Tất cả đều là những bài học cuộc sống quý báu mà bản thân ông đã trải qua và tự mình chiêm nghiệm. Nổi bật trong đó là bài học về sự thất bại.
Theo tỷ phú Rockefeller dặn dò con trai rằng 99% nguyên nhân thất bại và nghèo khó của mọi người đều đến từ một nguyên nhân, đó là hay bao biện cho hành vi của mình thay vì nhận lỗi và sửa sai. Trong một bức thư gửi con trai trong những năm tháng cuối đời, ông đã cảnh báo con trai mình: “Đừng bao giờ bao biện hay bào chữa. Những lời bào chữa là nguồn gốc của sự thất bại.”
Tỷ phú Rockefeller cũng từng nói: “Tôi khinh bỉ những lời bào chữa, bởi vì đó là hành vi của những kẻ hèn nhát. Tôi thương hại những người luôn bao biện, bởi vì bao biện là nguồn gốc của sự thất bại.”
Theo quan điểm của Rockefeller, bào chữa là một căn bệnh của tâm trí, và những người mắc phải căn bệnh này đều là những kẻ thua cuộc, không có ngoại lệ. Vua dầu mỏ Mỹ cho rằng sự khác biệt lớn nhất giữa người thành công, giàu có và những người tầm thường đó là thói quen bao biện, bào chữa cho bản thân. Theo ông, “người càng thành công thì càng ít bào chữa. 99% thất bại là do mọi người đã quen với việc bao biện.”
Đúng như lời Rockefeller nói, chỉ cần để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng những người thất bại thường tìm ra cả đống lý do để đổ lỗi hay bào chữa cho bản thân khi gặp vấn đề thay vì nhìn nhận nó. Rockefeller rất coi thường những người như vậy, ông cho rằng viện cớ là một hành động hèn nhát. Khi một người tìm được lý do chính đáng cho sự thất bại của mình, họ càng tin vào điều đó theo thời gian và mất đi ý chí cố gắng. Để rồi cuối cùng ngừng nỗ lực thay đổi bản thân và tự nhấn chìm mình trong hố sâu của sự thất bại. Người như vậy thì muôn đời cũng chẳng khá lên được.
Có thể nói, thích bao biện là một loại “bệnh”. Những người mắc bệnh này đều là kẻ thua cuộc, không có ngoại lệ. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe những câu như: “Tôi đến muộn vì đường tắc quá”, “Khách hàng yêu cầu quá cao nên dự án này không thể thực hiện được”, “Không hoàn thành tốt vì tôi quá bận”…
Khi gặp những điều không vừa ý, phản ứng đầu tiên của một số người là tìm kiếm những lý do từ bên ngoài, họ luôn viện ra những cái cớ như không đủ thời gian hoặc quá bận rộn. Chính những lời bào chữa này đã khiến một người ngày càng trở nên kém cỏi hơn. Bởi, những người thực sự có năng lực sẽ cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề khi gặp sự cố. Kẻ bất tài sẽ chỉ viện nhiều cớ khác nhau để giảm bớt cảm giác tội lỗi trong lòng, như vậy sẽ mất cơ hội phản tỉnh.
Theo thời gian, khoảng cách giữa họ ngày càng lớn, những kẻ giỏi ngụy biện cuối cùng cũng tự tay mình “quét sạch” mọi khả năng và cơ hội trong tương lai. Khi kẻ kém cỏi thất bại, họ lại tìm ra một lý do mới: xui xẻo.
Trong khi đó, những người có ý chí và năng lực, họ sẽ không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Họ sẽ không băn khoăn về đôi giày của mình và đến những người không có đôi bàn chân. Đừng bao biện cho những sai lầm của mình, bởi vì những lời bào chữa sẽ cản trở đại đa số mọi người đến với thành công. 90% thất bại là do mọi người đã quen với việc bao biện. Do đó đúng như lời của tỷ phú Rockefeller, hãy tránh xa những người thích bao biện và đừng trở thành một người bao biện.
Ngoài bài học về sự thất bại nói trên, vị tỷ phú này còn gửi gắm con trai mình nhiều bài học ý nghĩa khác để có được sự giàu sang và cả thành công. Những bức thư mà Rockefeller gửi con tuy đơn giản, thẳng thắn nhưng ẩn chứa những ý nghĩa to lớn, thiết thực. Khi ngẫm lại những lời khuyên mà tỷ phú này nhắn nhủ với con trai, ai cũng hiểu lý do giúp gia tộc này lại giàu tới 7 đời.
(Theo Sohu)