USD ngày 14/10 đảo chiều xuống thấp nhất 10 ngày, tiền tệ rủi ro tăng giá, Bitcoin leo lên cao nhất 5 tháng

Vàng đang tiến sát 1.800 USD/ounce trong khi Bitcoin có lúc vượt xa mức 58.000 USD.

Kỳ vọng trước đây rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến ​​ đã giúp đồng USD liên tiếp tăng kể từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, sóng tăng tạm dừng khi trong hai ngày 13 và 14/10 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm nay, bất chấp biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed xác nhận thể chế này sẽ bắt đầu cắt giảm kích thích kinh tế trong năm nay.

Biên bản họp tháng 9 của Fed, công bố ngày 13/10, chỉ rõ các thành viên đều cho rằng kết quả kinh tế của Mỹ đã gần đạt mục tiêu và Fed có thể sớm bắt đầu bình thường hóa chính sách bằng cách giảm bớt nhịp độ mua tài sản hàng tháng. Theo đó, hiện Fed đang chi 120 tỷ USD mỗi tháng để mua trái phiếu và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS), sắp tới có thể bắt đầu với việc giảm 10 tỷ USD mỗi tháng đối với trái phiếu Chính phủ Mỹ và 5 tỷ USD đối với MBS, mục tiêu kết thúc chương trình mua tài sản sẽ là giữa năm 2022 nếu không có sự gián đoạn nào.

Mặc dù đồng USD tăng giá trong thời gian qua là do kỳ vọng Fed sắp cắt giảm chương trình mua tài sản và tiến tới nâng dần lãi suất, song sau khi biên bản họp xác nhận điều này thì USD lại quay đầu giảm.

Neil Jones, người đứng đầu bộ phận kinh doanh tiền tệ của Mizuho, ​​cho biết: “Thị trường cho thấy một trường hợp kinh điển của việc mua theo tin đồn, bán theo kiểu thực tế”, “Fed đã xác nhận kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, cá nhân tôi khuyên nên nắm giữ USD lâu dài.”

Theo ông: “Đó chỉ là một tình huống thanh lý các lệnh mua và bán chốt lời các vị thế mua USD kỳ hạn dài vì (việc Fed thắt chặt tiền tệ) hiện đã phần nào được tính vào giá.”

Chỉ số Dollar index cuối chiều 14/10 theo giờ Việt Nam giảm 0,2% xuống 93,794, mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 10, lùi xa khỏi mức cao nhất một năm đạt được vào ngày 12/10, là 94,563.

Đồng euro tăng 0,2% lên 1,1619 USD, mức cao nhất trong vòng 9 ngày.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy giá tiêu dùng của nước này đã tăng liên tục trong tháng 9 và có khả năng sẽ còn tăng cao hơn nữa trong bối cảnh giá năng lượng tăng, có thể gây áp lực buộc Fed phải hành động sớm hơn để bình thường hóa chính sách.

Biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed cũng cho thấy ngày càng có nhiều nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng lạm phát cao có thể tiếp diễn.

“Kỳ vọng của tôi là sự suy yếu hôm nay của đồng USD sẽ không kéo dài và sẽ sớm quay trở lại tăng giá, thậm chí tăng giá trong thời gian dài”, chuyên gia Jones của Mizuho cho biết. Thị trường lúc này chờ đợi thông báo về số người thất nghiệp lần đầu và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ, sẽ công bố cuối ngày 14/10.

Các chiến lược gia của ING viết trong một lưu ý gửi tới khách hàng của mình rằng: “Dữ liệu PPI của Mỹ dự kiến sẽ là một lời nhắc nhở rằng Fed cần phải cảnh giác hơn về vấn đề lạm phát.

Lạm phát tháng 9 của Thụy Điển đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008, khiến đồng tiền của nước này tiếp tục tăng lên mức cao nhất 8 tháng so với euro. Theo đó, euro đã giảm 0,5% so với crora, xuống 10,0175 SEK. Crone của Na Uy cũng tăng so với euro, theo đó EUR giảm 0,6% xuống 9,7828 NOK/EUR.

Simon Harvey, nhà phân tích tiền tệ cấp cao thuộc Monex Europe, cho biết sự tăng giá mạnh mẽ của đồng crona Thụy Điển chủ yếu là do lạm phát cao, và một phần bởi sự hồi phục đối với các đồng tiền rủi ro.

Đô la Úc, được coi là một đại diện cho các tiền tệ rủi ro, đã tăng 0,5% so với đồng USD lên 0,74175 USD, khi các nhà đầu tư kỳ vọng sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế này khi các biện pháp chống Covid-19 được dỡ bỏ.

Đồng đô la New Zealand cũng tăng thêm 0,8% lên 0,70245 USD, mức cao nhất trong hai tuần rưỡi.

Đồng franc Thụy Sĩ tăng khoảng 0,2% so với đồng euro và đạt mức cao nhất trong 11 tháng, một động thái mà chuyên gia Jones của Mizuho cho rằng có thể là do sự kết hợp giữa tâm lý e ngại rủi ro trên thị trường toàn cầu và sự suy yếu trên diện rộng của đồng euro.

Đồng bảng Anh đạt mức cao nhất 2 tuần do các nhà giao dịch kỳ vọng nước Anh sẽ tránh được một cuộc chiến thương mại hậu Brexit với Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất trong năm nay, sau khi thống đốc Andrew Bailey nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn lạm phát và nhà hoạch định chính sách Michael Saunders cho biết các hộ gia đình phải chuẩn bị cho việc tăng lãi suất “sớm hơn đáng kể”.

Bảng Anh cuối chiều 14/10 tăng 0,30% so với đồng đô la lên 1,3704 USD. So với đồng euro, bảng cũng tăng 0,11% lên mức cao nhất trong hai tháng.

Hầu hết các đồng tiền chau Á cũng tăng giá do USD tự yếu đi, trong đó đô la Singapore đạt mức cao nhất 3 tuần.

Tỷ giá tiền tệ Châu Á.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin ngày 14/10 có thời điểm đạt mức cao nhất 5 tháng, là 58.550 USD, cuối ngày vẫn duy trì sát 58.000 USD. Xu hướng đi lên của Bitcoin vẫn đang được duy trì. 

Diễn biến giá Bitcoin.

Giá vàng tiếp tục khởi sắc do USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, theo đó vàng đạt mức cao nhất gần một tháng.

Giá vàng quốc tế giao ngay cuối ngày 14/10 theo giờ Việt Nam tăng 0,3% lên 1.797,27 USD/ounce, trước đó có lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 15 tháng 9, là 1.797,31 USD; vàng kỳ hạn tháng 12 cũng tăng 0,2% lên 1.797,90 USD.

Về triển vọng thị trường tài chính, dự báo USD sẽ sớm hồi phục do Fed sắp thắt chặt chính sách tiền tệ. Đối với vàng, nhà phân tích độc lập Ross Norman mô tả đợt tăng giá vàng hiện tại là “mang tính xây dựng”, nhưng cho biết giá phải phá vỡ ngưỡng kháng cự kỹ thuật quan trọng là khoảng 1.800 USD và 1.835 USD thì mới có thể bứt phá bền vững.

Các nhà đầu tư đang lưu ý dữ liệu cho thấy giá sản xuất tại Trung Quốc tháng 9 đã tăng cao kỷ lục và giá tiêu dùng của Mỹ tăng liên tục. Những điều này làm dấy lên lo ngại các ngân hàng trung ương có thể rút lại hỗ trợ kinh tế và tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Tham khảo: Reuters, Coindesk

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin