Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình, dù là loại thớt nào đi chăng nữa, chị em cũng cần phải phân biệt rõ từng loại và biết cách sử dụng đúng để tránh những trường hợp gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ưu nhược điểm của những loại thớt phổ biến nhất hiện nay
Không thể phủ nhận rằng dù là thớt nào đi chăng nữa, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.
1. Thớt gỗ
Ưu điểm: Dày, bền, hạn chế làm hỏng dao, không dễ biến dạng, nguyên liệu tự nhiên, thích hợp để băm thịt hoặc chặt xương.
Nhược điểm: Hấp thụ nước mạnh, nếu vệ sinh không đúng cách rất dễ bị mốc, các vết dao dễ khiến thức ăn mắc kẹt, sử dụng lâu dài sẽ tạo ra các dăm gỗ.
Thớt gỗ rất dễ bị nhiễm aflatoxin và nhiều loại nấm mốc khác nhau, nhưng nếu thay thế kịp thời thì những rủi ro này giảm đáng kể.
Thớt gỗ rất dễ bị nhiễm aflatoxin và nhiều loại nấm mốc khác nhau.
2. Thớt tre
Ưu điểm: Dễ dàng để làm sạch và lau khô, không dễ bị mốc, bền, kết cấu nhẹ, thích hợp để cắt thực phẩm chín, rau hoặc trái cây.
Nhược điểm: Nó rất dễ bị nứt sau khi sử dụng trong thời gian dài, vì quá cứng nên có thể làm hỏng dao. Do đó, loại thớt này không thích hợp để cắt các vật cứng và nó có nhiều khe nhỏ nên dễ sinh ra vi khuẩn.
Thớt tre có thể chứa formaldehyd với số lượng nhỏ, nên không có nhiều rủi ro đối với sức khỏe con người. Sau khi mua thớt chỉ cần rửa sạch, phơi nắng là có thể sử dụng được. Ngoài ra, nếu là thớt tre làm bằng tre tự nhiên ép chặt, nó sẽ không có chất keo nên độ an toàn sẽ cao hơn.
3. Thớt nhựa
Ưu điểm: Dễ dàng để làm sạch và lau khô, không bị nấm mốc, giá rẻ, trọng lượng nhẹ, thích hợp để cắt thực phẩm nấu chín hoặc rau và trái cây.
Nhược điểm: Nếu không được làm sạch, bụi bẩn trong thớt vẫn còn lưu lại. Đặc biệt, thớt nhựa không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng và thời gian sử dụng ngắn.
Thớt nhựa không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng và thời gian sử dụng ngắn.
Thớt nhựa chủ yếu được làm bằng nhựa polyetylen (PE) và nhựa polypropylen (PP) nên rất an toàn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bất hợp pháp sẽ thêm bột Talcum để tăng độ cứng của thớt nhựa hoặc sử dụng nhựa tái chế vi phạm các quy định, gây rủi ro nhất định cho sức khỏe. Do đó, khi mua thớt nhựa, hãy cố gắng chọn thương hiệu uy tín.
4. Thớt khác
Thớt thủy tinh: Dễ lau chùi, không sinh sôi vi khuẩn, không dễ mốc nhưng dễ vỡ, âm thanh gắt khi sử dụng và dễ làm dao bị hư.
Thớt vỏ trấu: Chấtliệu thân thiện với môi trường, không bị mốc, nhưng dễ trầy xước, gây khó khăn cho việc làm sạch và dễ bị biến dạng.
Sử dụng thớt sai cách mang lại hậu quả gì?
Theo nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy, thớt tre và thớt gỗ trong mỗi hộ gia đình có chứa tới 26.000 con vi khuẩn/cm2, bẩn hơn cả nhà vệ sinh.
– Sử dụng thớt kém chất lượng
Các loại thớt tre hiện nay được tạo thành từ nhiều mảnh tre nhỏ ghép lại, chất keo gắn chúng với nhau có chứa formaldehyd. Chất này có thể hòa tan trong nước, khi rửa thớt chúng sẽ có cơ hội bám vào thức ăn. Khi xâm nhập vào ruột và dạ dày, chúng sẽ gây ra viêm loét dạ dày, thậm chí là gây ngộ độc gan nghiêm trọng.
Ngoài ra, trên hầu hết bề mặt thớt hiện nay đều được sơn với mục đích làm cho nó trông sạch đẹp hơn. Thế nhưng, những chất hóa học trong sơn đều gây nguy hiểm cho dạ dày. Nếu sử dụng lâu dài, chắc chắn sẽ đe dọa đến sức khỏe con người.
– Sử dụng thớt bị mốc, thớt quá cũ, thớt vệ sinh không kỹ vẫn còn lưu lại độc tố
Trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc có chứa chất aflatoxin. Đây là loại chất độc gây hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, được WHO đưa vào danh sách các chất gây ung thư. Thật đáng sợ nếu những thực phẩm này được cắt trên thớt và thớt không được làm sạch đúng cách. Mặc dù chưa có công bố nào về việc thớt gây ung thư, nhưng việc nó nhiễm nấm mốc, hay các loại thực phẩm chứa aflatoxin (lượng nhỏ) cũng đều gây nguy hiểm cho con người.
– Dùng thớt cắt đồ sống và đồ chín chung với nhau
Hầu hết các gia đình đều chỉ có 1 tấm thớt và sử dụng trong nhiều năm. Thậm chí thịt, rau, trái cây, thực phẩm đã nấu chín đều được cắt trên cùng 1 tấm thớt. Trên thực tế, không ít người chẳng quan tâm tới việc thực phẩm tươi sống chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, chúng sẽ dễ dàng bị lưu lại trên thớt.
Vào thời điểm này, khi thức ăn chín tiếp tục được cắt trên chính tấm thớt đó, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy cấp và nhiều bệnh khác.
– Làm sạch thớt với miếng bùi nhùi thép
Làm sạch thớt theo cách này sẽ khiến thớt bị trầy xước nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh và trú ngụ lại.
Sử dụng thớt đúng cách như thế nào?
1. Vệ sinh thớt
– Sử dụng muối
Sau khi rửa thớt, rắc một lớp muối lên trên rồi chà xát bằng miếng bọt biển cho đến khi muối tan hết rồi rửa lại một lần nữa. Đặc biệt, với những tấm thớt mới, nên được ngâm trong nước muối 15 phút trước khi sử dụng lần đầu tiên.
Với những tấm thớt mới, nên được ngâm trong nước muối 15 phút trước khi sử dụng lần đầu tiên.
– Sử dụng giấm
Cách làm khá đơn giản, chỉ cần đổ giấm trực tiếp lên thớt, để khô tự nhiên dưới ánh mặt trời, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
– Sử dụng baking soda
Sau khi rải baking soda lên thớt, rưới thêm một ít giấm rồi chà bằng miếng bọt biển, để yên trong 5 phút rồi rửa lại với nước.
– Sử dụng chanh
Bạn chỉ cần cắt chanh phủ lên toàn bộ mặt thớt, có thể rắc thêm cùng với một ít muối rồi chà xát, cuối cùng là rửa lại với nước sạch.
2. Luôn luôn sử dụng thớt sạch khi chuẩn bị thực phẩm
Sau mỗi lần sử dụng và trước khi chuyển sang bước tiếp theo, hãy làm sạch thớt bằng nước nóng, xà phòng, sau đó rửa sạch với nước và phơi khô hoặc lau khô bằng khăn giấy sạch.
3. Rửa bằng nước nóng có pha xà phòng sau khi sử dụng thớt để cắt thịt gia cầm sống
Sau khi cắt thịt sống, thịt gia cầm hoặc hải sản trên thớt, làm sạch hoàn toàn bằng nước xà phòng nóng, sau đó khử trùng bằng thuốc tẩy clo hoặc dung dịch vệ sinh khác và rửa sạch bằng nước sạch.
4. Vứt bỏ thớt cũ
Tất cả các thớt cũ bị mòn hay dùng quá lâu, có rãnh khó làm sạch thì cần phải được loại bỏ và mua thớt mới.
Theo QQ, Kknews, Eatright