Thật nhiều cảm xúc khi người ta được tận mắt thấy, tận tay sờ một “kỳ tích” mà hôm nay hay kể cả mai sau lịch sử khắp năm châu vẫn sẽ luôn nhắc đến bằng sự kính phục.
Tọa lạc tại các xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km (khoảng 2h di chuyển bằng ô tô) địa đạo Củ Chi là một điểm đến nổi tiếng với cả du khách trong và ngoài nước nhờ những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo.
Thật nhiều cảm xúc khi địa đạo Củ Chi trong tương lai sẽ trở thành một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận. Rồi người ta sẽ được tận mắt thấy, tận tay sờ một “kỳ tích” mà hôm nay hay kể cả mai sau lịch sử khắp năm châu vẫn sẽ luôn nhắc đến bằng sự kính phục.
Địa đạo Củ Chi trong tương lai sẽ trở thành “Di sản thế giới”.
Địa đạo Củ Chi là hệ thống hầm nằm sâu trong lòng đất với nhiều tầng chiều dài tổng lên đến trên 200km, trong đó bao gồm nơi: ăn ở, hội họp, lớp học, trạm y tế, ổ chiến đấu,…
Kiến trúc địa đạo Củ Chi được đánh giá là mang tính kế thừa và đặc biệt là có giá trị to lớn về mặt nghệ thuật quân sự. Trong một số dịp lễ, địa đạo thu hút lượt khách tham quan (có cả người nước ngoài) tăng đáng kể, đó chính là lý do giúp chúng ta công nhận nơi này như một “báu vật của lịch sử của thế giới”.
Vậy điều gì đã thu hút khách du lịch ghé đến địa đạo Củ Chi?
TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG BÊN TRONG ĐỊA ĐẠO KHIẾN CẢ THẾ GIỚI KÍNH PHỤC
Địa đạo Củ Chi là “kỳ quan đánh giặc” đặc biệt do quân và dân Củ Chi tự tay đào dựng trên nền đất sét pha đá ong với hơn 200km đường hầm được mô phỏng như mạng nhện trong lòng đất.
Địa đạo nằm sâu hàng ki lô mét dưới lòng đất, gồm 3 tầng tỏa ra nhiều nhánh thông với nhau và có những nhánh có thể thông đến tận sông Sài Gòn.
Tầng 1 địa đạo cách mặt đất 3m, có thể chống đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tiếp theo tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom. Tầng cuối cùng cách mặt đất khoảng 10m.
Đặc biệt, chỗ lên xuống giữa các tầng có nắp hầm bí mật được nguỵ trang kín đáo.
Các nhánh của địa đạo rẽ theo các hướng khác nhau.
Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo, quân địch từng tìm mọi cách phun chất độc hoá học vào bên trong lỗ thông này. Một số cửa hầm là ổ chiến đấu sẵn sàng bắn tỉa linh hoạt khi bị phát hiện. Ở một số khu vực hiểm yếu, quân và dân ta đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…
Vì không gian hẹp nên ban quản lý địa đạo đưa ra khuyến cáo “không nên trải nghiệm” đối với du khách gặp vấn đề về các bệnh tim mạch hoặc sức khoẻ yếu.
Bắn súng đạn thật tại trường bắn
Trường tập bắn Thể thao Quốc phòng trong khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi sẽ cho du khách có những trải nghiệm thực tế nhất khi bắn súng bằng đạn thật. Súng tại đây có một số loại từng được quân dân ta sử dụng trong chiến tranh như AK-47, M-16.
Mỗi viên đạn thật được bán với giá là 40.000 – 60.000 đồng.
Du khách trải nghiệm bắn súng bằng đạn thật.
Tự tay làm bánh tráng và nấu rượu gạo
Ngoài ra, địa đạo Củ Chi còn tái hiện một cách chân thật nhất các làng nghề truyền thống như làm bánh tráng, nấu rượu gạo để du khách có thể trải nghiệm tối đa.
Làng nghề làm bánh tráng và nấu rượu gạo ở địa đạo Củ Chi.
Tận mắt chiêm ngưỡng bếp dã chiến Hoàng Cầm
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Bếp Hoàng Cầm – bếp dã chiến của bộ đội Việt Nam thời xưa nằm trong địa đạo Củ Chi cũng là một trong những hình ảnh được truyền thông trong và ngoài nước đặc biệt ca ngợi. Đây là bếp dã chiến nổi tiếng ở Việt Nam, bếp này có thể làm loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị địch phát hiện từ trên cao.
Bếp Hoàng Cầm ở địa đạo Củ Chi.
Tận mắt xem những vũ khí thô sơ tự chế, bẫy chông bằng tre khiến quân Mỹ khiếp sợ
Vũ khí thô sơ – bẫy tự chế trở thành vật trợ lực đắt giá của bộ đội Việt Nam khiến hàng vạn quân Mỹ khiếp sợ, nó được xem như một “đồng chí” chiến đấu thực thụ trong hàng ngũ quân đội Việt Nam, nó “bẻ đôi” ý chí xâm lược của kẻ thù.
Bẫy tự chế mang về tính hiệu quả cao, khiến quân Mỹ nhiều lần ngừng chiến, tạm đình chiến vì những tổn thất quân lực khiếp vía.
Bẫy tự chế của bộ đội ta ngày xưa vẫn được giữ nguyên bản ở địa đạo Củ Chi.
Bên trong địa đạo Củ Chi, quân và dân ta từng làm lò chế tạo nhiều vũ khí chống giặc ngoại xâm.
Đất Củ Chi mệnh danh vùng “Đất Thép”…
Ăn khoai mì, uống trà trong lòng đất như dân và quân trong thời chiến
Thời kháng chiến chống Mỹ, khoai mì là nguồn lương thực chủ yếu của dân và quân ta bên trong địa đạo.
Cho đến ngày nay, khoai mì trở thành một trong những đặc sản mà khách du lịch nhất định phải thử khi đến Củ Chi, nhất là món khoai mì hấp dừa ở địa đạo Củ Chi.
Khoai mì hấp là món ngon nhất định phải thử khi đến Củ Chi.
Với giá trị lịch sử to lớn mà hàng vạn chiến sĩ, đồng bào ta đã phải trả bằng xương máu và sự hi sinh cao cả, địa đạo Củ Chi trong tương lai sẽ trở thành một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận và là địa điểm ưa thích thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch của TP.HCM.
Tổng hợp