Chỉ cần số điện thoại thay vì nhớ dãy số tài khoản gồm hàng chục số, người dùng hoàn toàn có thể chuyển tiền nhanh và miễn phí trên siêu ứng dụng có hơn 25 triệu người dùng này.
Đây cũng là lý do mà nút chuyển tiền màu hồng trên Ví MoMo luôn là điều đầu tiên mà đông đảo người dùng nghĩ đến khi phát sinh nhu cầu chuyển tiền.
Chú Vinh, 54 tuổi, nhân viên giao hàng tại TP HCM, vừa chuyển 2 triệu đồng tiền thuê phòng trọ cho chủ nhà qua Ví MoMo. “Từ hồi cô-vít, khách hàng cứ hỏi chú có xài MoMo không để chuyển tiền, họ ngại dùng tiền mặt sẽ dễ lây bệnh. Thế nên, chú tải MoMo về từ hồi đó. Sau này, thấy chuyển tiền qua MoMo vừa nhanh vừa tiện, lại miễn phí nên chú dùng hoài luôn. Tiền trong MoMo chú dùng để nạp tiền điện thoại và trả tiền hoá đơn nữa nên riết rồi không xài tiền mặt nữa”, chú Vinh vui vẻ chia sẻ.
Chú Vinh chỉ là một trong số hàng chục triệu người dùng mới của MoMo tính từ thời điểm dịch bệnh bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Hiện tại, với hơn 25 triệu người dùng, khách hàng của Ví MoMo có thể dễ dàng chuyển tiền đến bất cứ ai một cách nhanh chóng, miễn phí và chỉ cần số điện thoại, thay vì phải ghi nhớ dãy số tài khoản với hàng chục số như cách chuyển tiền truyền thống.
“Ông lớn” ngành Fintech Việt cũng không ngừng tích hợp tiện ích của tính năng chuyển tiền nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Người dùng Ví MoMo có thể chuyển tiền qua chat kèm theo những đề xuất về lời nhắn và sticker vui nhộn; nhóm đồng nghiệp có thể dễ dàng chia tiền ăn trưa bằng tính năng chia tiền nhóm, bàn phím máy tính cũng được tích hợp sẵn ngay trên giao diện giúp người dùng có thể nhanh chóng tính số tiền. QR code của MoMo giúp chủ shop online, các cửa hàng nhỏ có thêm phương thức thanh toán trực tuyến hiện đại. Bên cạnh đó, link chuyển tiền của MoMo cũng được các bạn trẻ sử dụng thường xuyên để đóng góp quỹ trường/quỹ lớp hay được các tổ chức, cá nhân dùng để kêu gọi quyên góp từ thiện.
Những tiện ích này đều được MoMo đưa ra dựa trên sự quan tâm và thấu hiểu người dùng sau hơn 10 năm “làm ví”, nhờ vậy, MoMo đã nhanh chóng trở thành kênh chuyển tiền yêu thích của người Việt.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, ngoài các ngân hàng điện tử, nước ta có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai qua internet và 44 tổ chức qua điện thoại di động. Với số lượng kênh chuyển tiền online khổng lồ này, chưa bao giờ người Việt có nhiều sự lựa chọn đến thế cho việc chuyển tiền.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh khiến người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt, các ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cả nước đang không ngừng nâng cấp, cải tiến tính năng chuyển tiền, thanh toán. Trong số đó, ví điện tử MoMo là 1 trong những kênh có lợi thế bởi số lượng người dùng khổng lồ, cùng nền tảng công nghệ hiện đại, an toàn.
Mới đây, người dùng bất ngờ nhận thấy Ví MoMo đã “thay áo mới” cho icon chuyển tiền với “nút hồng” nổi bật trên giao diện chính. Việc “highlight” cho tính năng cơ bản nhưng vô cùng thiết yếu này cho thấy những nỗ lực của MoMo trong việc tạo ra kênh chuyển tiền tiện ích, miễn phí và hiện đại phổ biến cho người Việt. Hơn hết chính là thúc đẩy xã hội thanh toán không dùng tiền mặt bởi hiện nay, do phần lớn tiền mặt đang nằm trong lưu thông dùng để thanh toán, giao dịch phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
“Bắt đầu từ một ứng dụng chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, cho đến xây dựng Ví điện tử “quốc dân” và trở thành Siêu ứng dụng như hiện nay, Ví MoMo vẫn luôn đặt mục tiêu “người dùng hạnh phúc” làm “kim chỉ nam” để theo đuổi và phát triển. Trong đó, chuyển tiền là tính năng cốt lõi mà MoMo luôn chú trọng đổi mới để nâng cao trải nghiệm người dùng” – Ông Nguyễn Bá Diệp – Phó Chủ tịch HĐQT – Đồng Sáng lập Ví MoMo cho biết
Khi tính năng chuyển tiền qua MoMo đã trở nên gần gũi, quen thuộc với đông đảo người Việt, người ta thậm chí dùng từ “MoMo nha” thay cho “chuyển tiền” để hành động này trở nên vui vẻ hơn. Có thể thấy, MoMo đang dần trở thành kênh chuyển tiền “ruột” của người dùng bởi những tính năng ưu vượt và sự chu đáo, thấu hiểu khách hàng của ví điện tử số 1 (Theo khảo sát và bình chọn của đọc giả Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tại Việt Nam từ tháng 8/2020).