Vì sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông?

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta thường xuyên dùng bông ngoáy tai để làm sạch tai, thậm chí làm điều này hằng ngày. Nhưng theo chuyên gia, điều này là không cần thiết với hầu hết mọi người.

TIN MỚI

Tất cả chúng ta đều có cảm giác thỏa mãn khi làm sạch tai bằng bông ngoáy tai – nhưng các chuyên gia nói rằng bạn không nên chọc bông ngoáy tai vào sâu ống tai của mình.

Vậy chúng ta nên vệ sinh tai như thế nào và nên làm như vậy bao nhiêu lần mỗi tuần?

Ráy tai thực ra không phải là dấu hiệu cho thấy tai bạn không sạch sẽ hay bị bẩn. Ráy tai là hoàn toàn tự nhiên.

Ráy tai được tạo ra bởi các tế bào ở tai ngoài và ống tai của bạn và được làm từ chất nhờn tự nhiên sản xuất trong các tuyến bã nhờn.

Những chất nhờn tự nhiên này trộn lẫn với bụi bẩn, mồ hôi và tế bào da chết – đó là tất cả những gì bạn thấy trên chiếc tăm bông nếu bạn dùng tăm bông để làm sạch tai.

Ráy tai thực sự ngăn ngừa virus và vi khuẩn có hại xâm nhập vào ống tai của bạn vì nó tạo ra một rào chắn.

Vì sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông? - Ảnh 1.

Ráy tai thực ra không phải là dấu hiệu cho thấy tai bạn không sạch sẽ hay bị bẩn. Ráy tai là hoàn toàn tự nhiên.

Bao lâu nên nên vệ sinh tai một lần?

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Anh, ráy tai tự rơi ra ngoài – có nghĩa là bạn không cần lấy bông ngoáy tai hoặc cần một lịch trình làm sạch tai thường xuyên.

Theo Tiến sĩ Deborah Lee, làm việc tại Hiệu thuốc Online Dr Fox (Anh), một số người có thể dễ bị tích tụ ráy tai hơn.

Tiến sĩ Lee cho biết nếu bạn có ống tai hẹp, sử dụng tai nghe thường xuyên hoặc tai có nhiều lông thì rất có thể bạn sẽ có nhiều ráy tai hơn những người khác.

Nữ tiến sĩ cho biết hầu hết mọi người đều đã rửa sạch tai một phần một mỗi khi tắm.

Trả lời phỏng vấn báo The Independent, Tiến sĩ Lee cho biết: “Ráy tai sẽ tự đào thải ra khỏi tai mà bạn không cần làm gì cả. Chỉ cần chấp nhận rằng cơ thể sẽ tự làm điều này cho bạn.

“Học viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ gần đây kêu gọi đừng bao giờ nhét bất cứ thứ gì nhỏ hơn khuỷu tay vào tai. Cho dù bạn muốn ngoáy tai đến đâu, đừng bao giờ chọc những vật sắc nhọn vào tai hoặc chọc tăm bông sâu vào trong ống tai”.

Vì sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông? - Ảnh 2.

Nếu bạn là một trong số ít người không may có ráy tai tích tụ nhiều thì có nhiều cách bạn có thể loại bỏ nó – mà không cần dùng đến tăm bông.

Cách lấy ráy tai an toàn, theo khuyến cáo của NHS

Nếu bạn là một trong số ít người không may có ráy tai tích tụ nhiều thì có nhiều cách bạn có thể loại bỏ nó – mà không cần dùng đến tăm bông.

Theo NHS, nếu ráy tai không tự rơi ra ngoài, bạn có thể dùng dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân y tế nhỏ vào tai hai lần một ngày trong vài ngày. Tất cả những gì bạn cần là ba giọt dầu.

NHS khuyến nghị bạn nên nằm nghiêng, sử dụng ống nhỏ giọt để nhỏ dầu vào tai, nằm im trong vài phút để dầu chảy qua ống tai của bạn.

Hướng dẫn của NHS nêu rõ: “Điều này có thể dễ làm hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc ngay trước khi ngủ. Trong khoảng 2 tuần, ráy tai vón cục sẽ rơi ra khỏi tai của bạn, đặc biệt là vào ban đêm khi bạn đang nằm”.

Đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn nên lấy ráy tai?

Một số người thích làm sạch tai của họ. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã nói ở trên – trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải làm sạch tai và cơ thể sẽ tự làm điều đó.

Nhưng nếu ráy tai tích tụ quá nhiều thì bạn cần chú ý một số triệu chứng.

NHS khuyến cáo: nếu bạn đang bị mất thính lực, bạn có thể cần phải làm sạch tai của mình. Các triệu chứng khác bao gồm: đau tai, cảm giác tai bị tắc nghẽn, ù tai.

Một số người cũng có thể cảm thấy chóng mặt nếu họ có nhiều ráy tai.

Nếu các triệu chứng vẫn chưa hết sau 5 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

(Nguồn: The Sun)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin