Vì sao phải xây đường bộ cao tốc Bắc – Nam?

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông là cần thiết và không thể trì hoãn…

TIN MỚI

Vì sao ưu tiên làm đường bộ cao tốc?

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình Quốc hội báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016, tuyến đường bộ cao tốc trên hành lang kinh tế Bắc – Nam kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, dài 2.095km.

Ngoài các đoạn tuyến cao tốc đã và đang được đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cho biết còn lại khoảng 1.372 km cần tiếp tục đầu tư với quy mô theo quy hoạch được duyệt từ 4-6 làn xe.

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông là cần thiết và không thể trì hoãn.

Lý do thứ nhất, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì hệ thống kết cấu hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017, đánh giá đến năm 2015, chỉ số kết cấu hạ tầng Việt Nam đứng ở vị trí 79/138, trong đó lĩnh vực đường bộ có thứ hạng thấp nhất so với các loại hình khác.

Đối với lĩnh vực đường sắt, bên cạnh việc cân đối bố trí nguồn lực để đầu tư năng lực của tuyến đường sắt hiện có, Bộ Giao thông vận tải đang hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao theo chỉ đạo của Chính phủ để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Tuy nhiên do tính đặc thù của đường sắt tốc độ cao như cần kinh phí đầu tư lớn, chưa làm chủ được công nghệ, phải đào tạo nguồn nhân lực… nên cần thực hiện trong thời gian dài.

Hiện tại, trên hàng lang vận tải Bắc – Nam, Bộ Giao thông vận tải cho biết Quốc lộ 1 đang đảm nhận cơ bản khối lượng vận tải. Mặc dù Quốc lộ 1 đã được mở rộng với quy mô 4 làn xe, tuy niên ngay từ bước trình chủ trương đầu tư đã xác định việc mở rộng Quốc lộ 1 chỉ đáp ứng được nhu cầu vận tải giai đoạn trước mắt (đến năm 2020).

Đến nay, một số đoạn lưu lượng giao thông lớn đã quá tải, thường xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt trong các dịp cao điểm. Ngoài ra, do tuyến Quốc lộ 1 đi qua nhiều khu đông dân cư nên không thể đóng vai trò tuyến vận tải có năng lực thông hành lớn, tốc độ cao và an toàn.

Theo nghiên cứu của các tổ chức tư vấn quốc tế và trong nước, dự báo đến năm 2020, nhu cầu hành khách, hàng hoá trên hành lang vận tải Bắc – Nam là 45,37 triệu hành khách/năm và 62,27 triệu tấn hàng hoá/năm.

Như vậy, đến năm 2020, nếu không xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận tải hành lang này sẽ vượt quá so với tổng năng lực của hệ thống kết cấu giao thông hiện tải khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng, hoá/năm, Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Trong khi đó, đường sắt tốc độ cao chưa thể triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 do vây, việc đầu tư ngay tuyến đường bộ cao tốc để áp ứng nhu cầu vận tải là không thể trì hoãn.

Chưa kể, theo Bộ này, về khả năng nguồn lực, để hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Hà Nội – Tp.HCM, nhu cầu nguồn vốn để thông tuyến là khoảng hơn 10 tỷ USD, trong khi để thông tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – TP.HCM cần khoảng 50 tỷ USD.

“Công nghệ xây dựng và chế tạo thiết bị trong nước chưa thể làm chủ toàn bộ việc đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ xây dựng đường bộ cao tốc”, Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Phương án đầu tư cao tốc Bắc – Nam sẽ như thế nào?

Theo Bộ Giao thông vận tải, ngoài những đoạn cao tốc đã và đang đầu tư, công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ có điểm đầu tại nút giao thông Cao Bồ (điểm cuối đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình) thuộc địa phận huyện Ý Yên, Nam Định và điểm cuối tại nút giao thông Dầu Giây (điểm cuối đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) thuộc địa phận huyện Thống Nhất, Đồng Nai.

Tổng chiều dài là khoảng 1.372 km (không bao gồm đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 127 km đang được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc); phương án vốn cần huy động 312.000 tỷ đồng. Vì dự án lớn nên không khả thi để kêu gọi đầu tư như một dự án duy nhất. Do vậy, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị chia dự án thành 20 thành phần.

Trong đó, giai đoạn 1 (2017-2025) sẽ ưu tiên đầu tư khoảng 713km, trong đó có 632km làm mới hoàn toàn với quy mô 4 làn xe, chia thành 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT ở các đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) – Bãi Vọt (Hà Tĩnh) và đoạn Nha Trang (Khánh Hòa) – Dầu Giây (Đồng Nai).

3 dự án theo hình thức đầu tư công là để nâng quy mô từ 2 lên 4 làn xe ở các đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Huế), đoạn La Sơn – Túy Loan (Đà Nẵng) và đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, tổng chiều dài là 81km.

Từ năm 2021-2025 đầu tư khoảng 659km quy mô 4 làn xe, chia thành 9 dự án thành phần thuộc các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) – Cam Lộ (Quảng Trị) và Quảng Ngãi – Nha Trang (Khánh Hòa) theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Giai đoạn 2 (sau năm 2025) sẽ mở rộng tuyến cao tốc Bắc – Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt; căn cứ vào nhu cầu vận tải sẽ quyết định cụ thể thời điểm đầu tư, phương án đầu tư và nguồn vốn.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin