Betavolt cho biết loại pin nguyên tử này có thể tạo ra điện năng đủ dùng trong 50 năm mà không cần sạc hay bảo dưỡng.
Viên pin nguyên tử của Betavolt đủ sức cấp năng lượng vĩnh cửu cho điện thoại và máy bay không người lái. Ảnh: Betavolt. |
Theo The Independent, startup Trung Quốc có tên Betavolt đã tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực năng lượng bằng cách thu nhỏ năng lượng nguyên tử từ 63 đồng vị hạt nhân vào một module có kích thước nhỏ hơn cả đồng xu.
“Viên pin năng lượng nguyên tử của Betavolt có thể đáp ứng nhu cầu mọi nhu cầu cung cấp năng lượng lâu dài như hàng không vũ trụ, thiết bị AI, thiết bị y tế, bộ vi xử lý, cảm biến tiên tiến, máy bay không người lái và robot siêu nhỏ”, thông cáo báo chí của Betavolt viết.
Viên pin này hoạt động bằng cách chuyển đổi năng lượng được giải phóng khi phân hủy các đồng vị thành điện năng, thông qua một quá trình được khám phá lần đầu tiên vào thế kỷ 20.
Các nhà khoa học ở Liên Xô và Mỹ sau đó đã phát triển công nghệ này để sử dụng trong tàu vũ trụ, hệ thống dưới nước và các trạm khoa học từ xa, tuy nhiên vấn đề là pin nhiệt hạch rất tốn kém và có phần cồng kềnh.
Trong khi đó, viên pin nguyên tử của Betavolt đã được thu nhỏ với kích thước 15 x 15 x 5 mm, đủ sức tạo ra 100 microwatt và điện áp 3 V.
Kích thước nhỏ giúp viên pin có thể được sử dụng rộng rãi để tạo ra nhiều năng lượng hơn, giúp smartphone trong tương lai không bao giờ cần sạc.
Ngoài ra, viên pin còn có thiết kế nhiều lớp để không bắt lửa hoặc phát nổ trước tác động lực đột ngột. Theo Betavolt, pin nguyên tử thu nhỏ có khả năng hoạt động tốt ở nhiệt độ từ -60 – 120 độ C.
Về lo ngại tính bức xạ của viên pin, startup có trụ sở ở Bắc Kinh khẳng định 63 đồng vị đã hoàn toàn ổn định sau khi phân rã, không có tính phóng xạ và không gây ra bất kỳ mối đe dọa hay ô nhiễm nào cho môi trường.
Betavolt cho biết thế hệ pin nguyên tử tiếp theo đã bước vào giai đoạn thử nghiệm và sẽ được sản xuất hàng loạt cho các thiết bị thương mại như điện thoại và máy bay không người lái.
Những nhà khoa học tiên phong
“Những nhà khoa học tiên phong” là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.
Apple từng ngó lơ lỗ hổng vừa bị Trung Quốc khai thácCách phá lớp mã hóa của AirDrop thực tế đã được các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Darmstadt cảnh báo từ năm 2019, nhưng Apple đã ngó lơ lỗ hổng bảo mật này. |