Nước là nguồn gốc của sự sống, 80% cơ thể con người được tạo thành từ nước. Vì vậy, ai trong chúng ta cũng phải bổ sung đủ nước hàng ngày. Thế nhưng không ít người gặp phải tình trạng buồn đi vệ sinh ngay sau khi uống nước và họ băn khoăn không biết tại sao lại như vậy. Dưới đây là 4 nguyên nhân có thể là ‘thủ phạm’ gây ra tình trạng này.
Khá nhiều người có tình trạng buồn đi vệ sinh ngay sau khi uống nước, và còn bài tiết rất nhiều nước tiểu. Hiện tượng này khiến họ băn khoăn không có phải mình đang mắc vấn đề về thận không? Nguyên nhân của triệu chứng này là như thế nào?
4 nguyên nhân dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi: Tại sao có người buồn đi vệ sinh ngay sau khi uống nước:
Nguyên nhân 1: Đột ngột uống nhiều nước khác mọi ngày
Những người không thường uống nước đột nhiên uống nhiều nước sẽ khiến thói quen uống nước ban đầu bị thay đổi, họ sẽ có cảm giác muốn đi vệ sinh ngay sau khi uống nước.
Những người không thích uống nước thường ít đi vệ sinh hơn những người khác vì nước tiểu trong cơ thể chưa đạt đến lượng cần bài tiết ra ngoài. Thế nên bỗng dưng uống nhiều nước khiến lượng nước tăng đột ngột, từ đó kích thích tốc độ trao đổi chất của thận và đưa nước tiểu vào bàng quang một cách nhanh chóng, khiến cơ thể tạo ra nước tiểu nhanh hơn ngày thường.
Thay đổi thói quen uống nước đột ngột có thể dẫn đến tình trang buồn đi vệ sinh ngay sau khi uống nước. Ảnh: Aboluowang
Nguyên nhân 2: Bàng quang nhỏ
Một số người bẩm sinh đã có bàng quang nhỏ, đây là lý do tại sao họ thường buồn đi vệ sinh sau khi uống nước. Nước tiểu được thận lọc và sau đó được lưu trữ trong bàng quang, quá trình này trước nay đều không thay đổi.
Đối với người có bàng quang nhỏ, nước tiểu dễ đầy bàng quang hơn và họ đi vệ sinh cũng nhiều hơn so với người thường. Trái lại, người có bàng quang lớn dù có uống nhiều nước thì cũng không dễ gì muốn đi vệ sinh. Hiện tượng này là bình thường nên bạn cũng đừng quá lo lắng về việc thận của mình có vấn đề gì không.
Hãy đi vệ sinh khi cảm thấy cần, không nên nhịn tiểu lâu, vì nhịn tiểu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí dẫn đến các chứng bệnh bàng quang.
Bàng quang nhỏ là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta đi vệ sinh nhiều. Ảnh: Aboluowang
Nguyên nhân 3: Cơ vòng bàng quang co giãn không tốt khiến chức năng chứa nước tiểu bị hạn chế
Cơ vòng bàng quang sẽ giãn ra khi nước tiểu đạt đến một lượng nhất định và nước tiểu sẽ được thải ra ngoài theo đường niệu đạo. Nếu cơ vòng bàng quang vẫn đàn hồi, thì nó có thể chứa được nhiều nước tiểu hơn.
Còn nếu cơ vòng bàng quang đàn hồi không tốt sẽ không thể kiểm soát ổn việc thải nước tiểu, dẫn đến hiện tượng muốn đi vệ sinh sau khi uống nước.
Nguyên nhân 4: Suy giảm chức năng thận
Nước tiểu của con người được tạo thành và lọc ở thận. Nếu chức năng thận của một người suy giảm, bàng quang sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi gặp nước tiểu.
Khi một người đột ngột uống một lượng nước lớn, khiến khả năng hấp thu của thận giảm xuống, sau đó lượng nước này nhanh chóng chảy xuống bàng quang, kế tiếp là kích thích bàng quang thải lượng nước thải này ra ngoài.
Thông thường, tình trạng suy giảm chức năng thận sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, thiếu năng lượng… Nếu không có những biểu hiện như trên thì bạn không nên quá lo lắng.
Mệt mỏi, uể oải là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận. Ảnh: Aboluowang
2 cách hạn chế đi vệ sinh sau khi uống nước
Không uống quá nhiều nước trong một lần
Uống quá nhiều nước một lần sẽ phá sự vỡ cân bằng nước trong cơ thể. Nếu uống quá nhiều nước, cơ thể sẽ tự kích hoạt một loạt cơ chế tăng lượng nước tiểu. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng say nước. Chúng ta mỗi lần chỉ nên uống một lượng nước nhỏ và chia ra uống nhiều đợt.
Không uống nước quá nhanh
Nhiều người chỉ uống nước khi họ cảm thấy khát, vả lại còn uống nước rất nhanh, thói quen xấu này không chỉ không thể giải khát, mà còn khiến cơ thể không có thời gian để phản ứng và hấp thụ, chính vì thế mà thận sẽ phải trực tiếp lọc nước để tạo ra nước tiểu.
Về câu hỏi đi tiểu nhiều là biểu hiện của thận yếu hay khỏe. Thật ra có nhiều lý do dẫn đến việc muốn đi vệ sinh sau khi uống nước, nhưng tình trạng này chưa đủ căn cứ để đánh giá thận có khỏe hay không. Nếu muốn biết rõ tình trạng thận thì bạn vẫn phải đến bệnh viện khám và kiểm tra.