Xu thế nào cho ngành logistics trong tương lai

Với sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành “kho bãi” mới của thế giới cũng như xu thế phát triển của các trung tâm logistics hiện đại là không thể thiếu. Đây là những hướng đi nổi bật được trình bày tại Diễn đàn CEO: Xu hướng phát triển công nghiệp kho bãi tại Việt Nam vừa qua.

TIN MỚI

Việt Nam – “Kho bãi” mới của thế giới

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 16 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ 2019 nhưng vẫn tốt hơn so với mức giảm trung bình 30%-40% trên toàn cầu năm 2020, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, với việc 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã có hiệu lực, hiệp định RCEP mới được ký kết, 2 FTA đang đàm phán, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, tạo ra cơ hội lớn để phát triển chuỗi cung ứng.

Theo bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam, JLL Việt Nam, tại Diễn đàn CEO, có đến 26 thương hiệu quốc tế đã dịch chuyển hoặc mở rộng sản xuất sang Việt Nam. Với con số này, Việt Nam dẫn đầu nhóm quốc gia hưởng lợi từ sự thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng quốc tế, tiếp đến là Đài Loan (11 thương hiệu). Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng đã “biến” Việt Nam thành “kho bãi” của thế giới, không chỉ đơn thuần là vận chuyển nội địa.

Xu thế nào cho ngành logistics trong tương lai - Ảnh 1.

Dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 đạt 26,43 tỷ USD

“Nở rộ” mô hình trung tâm logistics hiện đại

Cũng theo JLL Việt Nam, trong 24 tháng qua đã có gần 3 tỷ USD đầu tư hệ thống kho vận và các trung tâm Logistics hiện đại.

“Trước đây các nhà đầu tư và doanh nghiệp không chú trọng tuổi đời của các trung tâm logistics, tuy nhiên khi yêu cầu ngày càng khắt khe hơn, cơ sở hạ tầng cơ bản sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do đó, các chủ đầu tư sẽ tính toán tuổi đời, hiệu quả chi phí của trung tâm logistics để phục vụ chuỗi cung ứng, trong đó vật liệu xây dựng sẽ được quan tâm nhiều hơn nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa chứa trong kho.” bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam, JLL Việt Nam đánh giá.

Trên thực tế, số lượng các công trình trung tâm logistics tại Việt Nam đang gia tăng ngày một nhanh. Theo đánh giá của NS BlueScope Việt Nam – một đơn vị chuyên cung cấp giải pháp nhà xưởng chất lượng cao cho doanh nghiệp, trong thời gian gần đây, cứ 10 công trình mà doanh nghiệp này thực hiện thì có đến một nửa là các nhà kho phục vụ hoạt động logistics như DHL, Kerry, Mapletree, BW, FM Logistic, Kizuna…

Xu thế nào cho ngành logistics trong tương lai - Ảnh 2.

Trung tâm logistics Mapletree Bắc Ninh bao gồm 3 khối nhà kho đơn tầng hạng A ứng dụng giải pháp thép từ Bluescope Lysaght với vật liệu tôn Colorbond

“Trước kia, kho bãi tồn tại ở hình thức riêng lẻ với quy mô nhỏ chỉ phục vụ nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Xu thế hiện nay là các doanh nghiệp bắt tay với nhau hoặc các doanh nghiệp dẫn dắt ngành đầu tư những kho quy mô lớn, tích hợp nhiều chức năng kho lưu trữ trong một trung tâm được gọi là Trung tâm Logistics. Thứ hai là tăng quản trị bằng công nghệ thông tin và tự động hóa. Thứ ba là áp dụng green logistics, tức là năng lượng tái tạo vào quản lý và vận hành các trung tâm logistics và kho,” ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cũng có quan điểm tương tự.

An toàn và chất lượng kho bãi là trên hết

Còn với doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành như FM Logistic, hai yếu tố doanh nghiệp này quan tâm khi xây dựng kho bãi là an toàn phòng cháy chữa cháy và nhiệt độ bên trong nhà kho, để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và nhân viên.

Xu thế nào cho ngành logistics trong tương lai - Ảnh 3.

FM Logistic Bắc Ninh là một nhà xưởng khác tại Việt Nam ứng dụng giải pháp thép và vật liệu tôn chất lượng cao của BlueScope

Trong đó, “vật liệu và giải pháp xây dựng là hai yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của nhà xưởng logistics,” ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam nhận định.

Về vật liệu, doanh nghiệp này đã bỏ ra hơn 100 triệu đô la Úc trong hơn 22 năm để nghiên cứu ra công nghệ mạ Activate. Đây là công nghệ mạ tiên tiến nhất của ngành thép, với cấu trúc ma trận bốn lớp bảo vệ thép nền, hoàn toàn khác biệt với công nghệ mạ nhôm kẽm 2 lớp hiện tại trên thị trường, chống ăn mòn vượt trội ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (sát biển, khu công nghiệp ô nhiễm), được BlueScope tích hợp trong sản phẩm tôn cao cấp COLORBOND. Đồng thời, tập đoàn thép mạ đến từ Úc này cũng nghiên cứu để cải tiến các lớp sơn nhằm tăng khả năng chống bám bụi và tối ưu hóa khả năng kháng nhiệt thông qua công nghệ tự làm sạch Clean, công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời Thermatech, lưu giữ màu sắc bền đẹp theo thời gian.

Xu thế nào cho ngành logistics trong tương lai - Ảnh 4.

BlueScope đầu tư trên 100 triệu đô Úc trong hơn 22 năm để phát triển công nghệ mạ Activate trong tôn Colorbond giúp nâng cao tuổi thọ công trình

“Chúng tôi cũng có giải pháp LYSAGHT với hệ mái được thiết kế đồng bộ, hoàn toàn không có vít xuyên trực tiếp qua mái. Tấm lợp và các hệ phụ kiện gắn trên mái có thể dịch chuyển tự do giúp triệt tiêu nguy cơ phá vỡ liên kết giữa mái và đai liên kết khi mái bị giãn nở do nhiệt, đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng bức của Việt Nam, giúp mái không bị dột nước và hạn chế rủi ro tốc mái. Ngoài ra, chúng tôi còn có các đối tác chiến lược về thiết kế, để đảm bảo thẩm mỹ cho các công trình nhà xưởng hiện đại và chất lượng cao,” ông Nhựt cho biết thêm.

Hiện nay, tôn COLORBOND và giải pháp LYSAGHT của BlueScope không chỉ có mặt ở các công trình nhà xưởng tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Các giải pháp bao gồm toàn bộ những gì cần có cho nhà xưởng, từ nguyên vật liệu tôn thép với độ bền và chất lượng cao cho tới những giải pháp mái, vách và các giải pháp tiên tiến khác nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho chủ đầu tư.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin