YouTube sắp chèn nhiều quảng cáo hơn

Chẳng bao lâu nữa, quảng cáo trên YouTube sẽ không để bạn yên ngay cả khi bạn tạm dừng video.

70819302b3365aa54bd443eaaf21aab7

YouTube muốn phân phối nhiều quảng cáo hơn trên mỗi video. Ảnh: Shutterstock.

Người dùng YouTube ngày càng khó chịu với tình trạng quảng cáo xuất hiện quá nhiều trên nền tảng này. Tuy nhiên, thay vì giải quyết những lời phàn nàn, có vẻ như YouTube muốn tăng số lượng dạng Quảng cáo tạm dừng (Pause Ads), xuất hiện khi người dùng bấm dừng video.

Trong báo cáo kinh doanh quý I công bố hôm 25/4, Google ca ngợi kết quả tích cực đạt được sau các chính sách chèn quảng cáo trong video. Điều này cho thấy các “tính năng” quảng cáo này sẽ được triển khai cho nhiều người xem hơn nữa.

Đúng như tên gọi, Quảng cáo tạm dừng là quảng cáo không thể bỏ qua, phát khi bạn nhấn tạm dừng video. Google đang thử nghiệm loại quảng cáo này trên TV. Công ty rất hài lòng với kết quả đạt được.

“Trong quý I/2024, chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực sau khi thử nghiệm tính năng Quảng cáo tạm dừng trên TV. Đây là một định dạng quảng cáo không thể tắt, xuất hiện khi người dùng tạm dừng nội dung miễn phí”, Philipp Schindler, Phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc kinh doanh của Google, nói trong buổi báo cáo tài chính.

YouTube chen them quang cao anh 1

YouTube phân phối một video quảng cáo dài 17 phút, người dùng không thể bỏ qua. Ảnh: Luis Pablo Cornejo.

Theo ông, kết quả ban đầu cho thấy rằng loại quảng cáo mới mang lại kết quả tích cực trong bài khảo sát mức độ nhận biết thương hiệu hay mức độ cân nhắc với thương hiệu (Brand lift), đồng thời thu hút các nhà quảng cáo chi tiền cho YouTube.

Vì thế, rất có khả năng công ty sẽ phổ biến tính năng quảng cáo này rộng rãi hơn sau khi hoàn thành thử nghiệm ban đầu, Android Authority nhận định.

Trong buổi báo cáo tài chính, Schindler không cho biết liệu Quảng cáo tạm dừng có được triển khai cho nhiều người dùng YouTube hơn hay xuất hiện trên điện thoại và laptop hay không.

Theo Gizmodo, YouTube lần đầu giới thiệu tính năng này vào năm ngoái bằng cách đưa quảng cáo lên TV. Khi video bị tạm dừng trên TV, video sẽ thu nhỏ lại và quảng cáo hiển thị bên cạnh video đó.

Hãng cho rằng những quảng cáo này là cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu “thúc đẩy nhận thức hoặc hành động bằng cách xuất hiện mỗi khi người dùng tạm dừng video”.

Trên thực tế, không có gì ngạc nhiên khi YouTube muốn mọi người xem nhiều quảng cáo hơn, bởi đó là cách giúp YouTube kiếm được rất nhiều tiền. Đồng thời, cách làm này cũng thu hút nhiều người chịu trả tiền cho YouTube Premium vì họ chán phải xem quảng cáo.

YouTube chen them quang cao anh 2

Bằng việc trả phí hàng tháng, người dùng YouTube được xem video liên tục, không bị gián đoạn bởi các quảng cáo khó chịu. Ảnh: DroidLife.

Trên thực tế, từ khi triển khai gói Premium vào 2018, YouTube nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ người dùng miễn phí về việc phân phối nội dung được tài trợ. Trên các diễn đàn như Quora, Reddit, nhiều chủ tài khoản cho biết họ nhìn thấy nhiều quảng cáo hơn hẳn kể từ khi YouTube có dịch vụ trả phí.

“Tôi vừa hủy gói Premium và lượng quảng cáo thật sự khủng khiếp. 3 lần ngắt quãng chỉ trong 10 phút video. Những người phản hồi dưới bài đăng này cho thấy không chỉ mình tôi gặp vấn đề. Điều này như bắt buộc tôi phải tiếp tục trả phí vậy”, một người dùng trên Quora cho biết.

Một tài khoản khác khẳng định anh thấy nhiều quảng cáo hơn từ khi YouTube bán gói Premium. “Trước đây khi nghe nhạc trong một danh sách phát trên YouTube, quảng cáo khá hạn chế. Hiện tại, chúng xuất hiện 2 lần liên tục ở đầu và cuối video”, người dùng @Abhinav Dua chia sẻ.

Gần đây, YouTube còn thử nghiệm những cụm quảng cáo liên tục. Người dùng miễn phí phải xem 5-10 đoạn clip, không thể bỏ qua trước khi bước vào nội dung chính.

Hai nhà sáng lập Google tự tay làm nên tất cả

Kể về câu chuyện của 25 doanh nhân của thế giới, sách “Họ đã làm gì để thay đổi thế giới?” vừa là một “kho” tư liệu về tinh thần doanh nhân vừa là nguồn cảm hứng cho những ai muốn tự mình sáng tạo nên những điều ý nghĩa.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin